..:: CAN Entertainment | 4Rum ::..
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

..:: CAN Entertainment | 4Rum ::..

.. Xin Chào Mừng Tất Cả Các Bạn Đến Với Hệ Thống Giải Trí Trực Tuyến CAN. Nơi Đây Có Lẽ Là Nơi Thăng Hoa Cảm Xúc Của Tất Cả Mọi Lứa Tuổi ..
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Webmaster: Kim Thủy
Chat with Webmaster
Smod: Thanh Tùng
Chat with Smod
Liên Kết

DịchVCAN

>> Nghe Nhạc Online

>> Lấy Avartar Y!M

>> Album Ảnh 8/11

>> Bói Trực Tuyến

Poll
Trưng Cầu Dân Ý - Đợt 1 - Năm 2008
+ Friendship
Phong Tục Tết VN Vote_lcap43%Phong Tục Tết VN Vote_rcap
 43% [ 3 ]
+ Back2School
Phong Tục Tết VN Vote_lcap57%Phong Tục Tết VN Vote_rcap
 57% [ 4 ]
+ Enviroment
Phong Tục Tết VN Vote_lcap0%Phong Tục Tết VN Vote_rcap
 0% [ 0 ]
+ Ý kiến khác, Post tại bài bài thông báo này
Phong Tục Tết VN Vote_lcap0%Phong Tục Tết VN Vote_rcap
 0% [ 0 ]
Tổng số bầu chọn : 7
cCare

 

 

 

< class="" height="25"> Latest topics
» Drug Abuse Saint George Utah
Phong Tục Tết VN I_icon_minitimeThu Aug 04, 2011 12:10 pm by

» Find Newest Medication For
Phong Tục Tết VN I_icon_minitimeMon Aug 01, 2011 7:59 am by

» When the first Whirlpool Duet album was released in December 2001
Phong Tục Tết VN I_icon_minitimeSun Jul 31, 2011 11:38 pm by

» Folk Medicine Alternative Health
Phong Tục Tết VN I_icon_minitimeFri Jul 29, 2011 3:37 am by

» Phần mềm xem đồ họa 3D/2D và máy nghe nhạc đa phương tiện!!
Phong Tục Tết VN I_icon_minitimeWed Jul 06, 2011 9:26 pm by

» Xung Quanh Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki
Phong Tục Tết VN I_icon_minitimeWed Jul 06, 2011 9:24 pm by

» GOM Player – Phần mềm chơi nhạc đa phương tiện FREE
Phong Tục Tết VN I_icon_minitimeThu Sep 23, 2010 4:03 pm by

» Phần mềm DVD-Cloner - sao chép DVD siêu tốc, chất lượng cao
Phong Tục Tết VN I_icon_minitimeThu Sep 23, 2010 3:57 pm by

» Phần mềm ghi âm cuộc gọi MX Skype Recorder
Phong Tục Tết VN I_icon_minitimeThu Sep 23, 2010 3:48 pm by


Phong Tục Tết VN Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả

Webmaster

[Mem] Webmaster
Webmaster Webmaster

Nam
.:.Thông tin.:.

Age : 30 Registration date : 20/01/2008 Tổng số bài gửi : 1124 Đến từ : Việt Nam Job/hobbies : Admin/ Blog, 4Rum Humor : Vui Tính, Dễ Chịu, Dễ Thương


Bài gửiTiêu đề: Phong Tục Tết VN Phong Tục Tết VN I_icon_minitimeSun Feb 03, 2008 12:18 pm
Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niêm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...



Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngỳa tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mân ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mân ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.



Tống cự nghênh tân: Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi dược nhắc nhở không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.



Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía". Chính vì vậy, sáng mùng Một lại ít khách.



Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi"hay "của đi thay người"nghĩa là trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Nhưng nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

Phong tục ta ngày Tết việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà tết không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: không có quà ngại không đến...



Ở Nước ta, vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bát tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ. Ngày Tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rãnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.



Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ. Sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Ngườu thợ thủ công nếu chưa ai thuê nướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượi chè nhưng trong dịp tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi. Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn hoá vàng.

Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày Tết: Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày Tết.
https://4rum.catsboard.com

Webmaster

[Mem] Webmaster
Webmaster Webmaster

Nam
.:.Thông tin.:.

Age : 30 Registration date : 20/01/2008 Tổng số bài gửi : 1124 Đến từ : Việt Nam Job/hobbies : Admin/ Blog, 4Rum Humor : Vui Tính, Dễ Chịu, Dễ Thương


Bài gửiTiêu đề: Phong Tục Tết VN Phong Tục Tết VN I_icon_minitimeSun Feb 03, 2008 12:18 pm
Tất Niên

Đối với Tết cổ truyền, dịp tất niên là lúc mọi nhà chuẩn bị cho Tết, mua tích trữ thực phẩm và đồ dùng thiết yếu. Lý do là nhiều hoạt động mua bán sẽ bị ngưng trệ trong và sau Tết, chừng một vài ngày đến một tuần, do mọi người đều nghỉ ăn Tết. Nhu cầu mua sắm vào dịp này cũng một phần là vì các nhà thường chuẩn bị tài chính cho dịp Tết từ năm cũ. Những nhà làm nghề nông cũng tích trữ vật nuôi hay hoa màu từ trong năm cũ cho dịp Tết.

Bước vào bất cứ nhà nào trong thời điểm cuối năm cũng có thể nhận thấy ngay không khí chuẩn bị Tết nhộn nhịp và khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về... Đối với các gia đình lớn, họ hàng đông, có quan hệ xã hội rộng, đông con cháu, dâu rể, thì công việc chuẩn bị càng phức tạp hơn
https://4rum.catsboard.com

Webmaster

[Mem] Webmaster
Webmaster Webmaster

Nam
.:.Thông tin.:.

Age : 30 Registration date : 20/01/2008 Tổng số bài gửi : 1124 Đến từ : Việt Nam Job/hobbies : Admin/ Blog, 4Rum Humor : Vui Tính, Dễ Chịu, Dễ Thương


Bài gửiTiêu đề: Phong Tục Tết VN Phong Tục Tết VN I_icon_minitimeSun Feb 03, 2008 12:19 pm
Cúng Tất Niên

Sắp dọn bàn thờ
Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú.Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5, gấp 10 lần năm trước. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương.



Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới...

Hoa giấy Thanh Tiên là một loại hoa được làm thủ công tại làng Thanh Tiên, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế. Nghề hoa giấy Thanh Tiên có trong danh mục thống kê về các nghề thủ công từ thế kỷ 16–19 (theo Đại Nam nhất thống chí) và hiện vẫn còn bảo tồn. Hoa chỉ bày bán trong dịp Tết Nguyên Đán. Ở Thừa Thiên-Huế, hầu như gia đình nào có bàn thờ đều sử dụng loại hoa này để thờ cúng.
https://4rum.catsboard.com

Webmaster

[Mem] Webmaster
Webmaster Webmaster

Nam
.:.Thông tin.:.

Age : 30 Registration date : 20/01/2008 Tổng số bài gửi : 1124 Đến từ : Việt Nam Job/hobbies : Admin/ Blog, 4Rum Humor : Vui Tính, Dễ Chịu, Dễ Thương


Bài gửiTiêu đề: Phong Tục Tết VN Phong Tục Tết VN I_icon_minitimeSun Feb 03, 2008 12:20 pm
Cúng ông Táo

Ông Công ở đây là Thổ Công, là vị thần cai quản đất đai, giới tính được xác định là nam. Ông Táo là thần bếp, hay Táo Quân, thực chất lại không phải một vị mà là hai ông và một bà. Lễ ông Công ông Táo được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp.



Trong ngày này, ông Công được cúng ở ban thờ chính trên nhà, còn ông Táo được cúng dưới bếp. Đồ cúng thường đi kèm với mấy con cá chép, vì người ta cho rằng vào dịp cuối năm, ông Công ông Táo cưỡi cá chép bay về Thiên đình, trình bẩm những việc xảy ra trong dân gian trong năm vừa qua.

Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo là người ghi chép tất cả những gì con người làm trong năm và báo cáo với Ngọc Hoàng. Ngoài ra, ông Táo còn đại diện cho sự ấm no của một gia đình. Ông Táo được cúng vào ngày 23 tháng chạp Âm lịch hàng năm. Lễ cúng ngoài hương, nến, hoa quả, vàng mã còn có hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà và con cá chép, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng.

Cá chép cúng sẽ được đem "phóng sinh" xuống sông hoặc hồ hoặc ao hoặc vũng nước gần nhà, cùng với bát hương, chân hương hay tro vàng mã.

>> Tùy theo Dân Tộc mà người ta có cách cúng riêng
https://4rum.catsboard.com

Webmaster

[Mem] Webmaster
Webmaster Webmaster

Nam
.:.Thông tin.:.

Age : 30 Registration date : 20/01/2008 Tổng số bài gửi : 1124 Đến từ : Việt Nam Job/hobbies : Admin/ Blog, 4Rum Humor : Vui Tính, Dễ Chịu, Dễ Thương


Bài gửiTiêu đề: Phong Tục Tết VN Phong Tục Tết VN I_icon_minitimeSun Feb 03, 2008 12:20 pm
Cúng Tất niên

Lúc đầu được hiểu như là hoàn tất (công việc) trong năm, tức cúng các tổ nghề đã phù hộ cho công việc làm ăn, nhưng vì không phải thợ nào cũng có vị tổ nghề rõ ràng nên dần dà, mọi người đều cúng. Lễ cúng này thường vào các ngày từ sau 23 đến 29 hoặc 30 Tết. Vào chiều 30, nhà người Việt nào cũng chuẩn bị một mâm cơm cúng ông bà tổ tiên để tiễn biệt năm cũ. Sau đó, cả nhà quây quần bên mâm cơm.

Theo phong tục, trong thời điểm tất niên, mỗi người phải thu xếp thanh toán hết nợ nần, xóa bỏ những xích mích trong năm cũ để hướng tới một năm mới thuận hòa hơn. Đây cũng là dịp để tỏ lòng thành kính: Cấp dưới biếu quà cấp trên, con rể [con dâu] biếu quà bố mẹ vợ [chồng]. Người Bắc gọi là "Sêu Tết", còn người Nam thành thật đơn giản gọi đó là "Đi Tết"
https://4rum.catsboard.com

Webmaster

[Mem] Webmaster
Webmaster Webmaster

Nam
.:.Thông tin.:.

Age : 30 Registration date : 20/01/2008 Tổng số bài gửi : 1124 Đến từ : Việt Nam Job/hobbies : Admin/ Blog, 4Rum Humor : Vui Tính, Dễ Chịu, Dễ Thương


Bài gửiTiêu đề: Phong Tục Tết VN Phong Tục Tết VN I_icon_minitimeSun Feb 03, 2008 12:21 pm
Cúng Giao thừa

Cúng Giao thừa hay lễ Trừ Tịch: Theo tục lệ cổ truyền thì "giao thừa" được tổ chức nhằm đón các thiên binh. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Mâm lễ được sắp bày với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.



Lễ Trừ Tịch còn có ý mời các quan trên trời ăn lộc. Người ta cho rằng mỗi năm có một vị thần cai quản nhân gian, hết năm thì đổi ca. Lễ Trừ Tịch được cúng ngoài trời vì các cụ cho rằng trong buổi giao thừa, ngoài trời đầy những vị thần đổi ca đi lại tấp nập, bận rộn chưa kịp ăn uống, mình đưa đồ ăn ra thể nào cũng có người ăn. Thần cũ ra đi chén một miếng coi như để cảm ơn, thần mới đến chén một miếng coi như mắc nợ nhà mình, tất năm đó làm ăn phát đạt.

Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã. Đôi khi có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển. Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc. Bắt đầu vào lúc giao thừa, và cũng kết thúc vào lúc giao thừa.

Theo Từ điển Hán-Việt của Đào Duy Anh, giao thừa nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Cao đài Từ điển giải nghĩa trừ tịch 除夕 thì trừ: bỏ đi, bớt ra, cuối năm; tịch: đêm và Giao thừa 交承 thì giao: giao tiếp và thừa: tiếp tục. Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Ở Nam bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất. Sau khi cúng xong, xem như Tết thực sự đã đến với gia đình.



Giao thừa là thời khắc thiêng liêng của năm, khi mà năm cũ ủ rũ ra đi và năm mới rộn ràng bước tới. Vào thời điểm giao thừa, các bà mẹ thường leo lên sân thượng để làm lễ Trừ Tịch. Lễ Trừ Tịch được hiểu là lễ đem vứt những điều không may mắn của năm cũ đi, và đón lấy những điều tốt đẹp của năm mới đến, lễ này còn có nghĩa là trừ bỏ ma quỷ.

https://4rum.catsboard.com

Webmaster

[Mem] Webmaster
Webmaster Webmaster

Nam
.:.Thông tin.:.

Age : 30 Registration date : 20/01/2008 Tổng số bài gửi : 1124 Đến từ : Việt Nam Job/hobbies : Admin/ Blog, 4Rum Humor : Vui Tính, Dễ Chịu, Dễ Thương


Bài gửiTiêu đề: Phong Tục Tết VN Phong Tục Tết VN I_icon_minitimeSun Feb 03, 2008 12:22 pm
Pháo Tết

Trước đây, đúng vào phút Giao thừa, mọi người thường đốt pháo Tết. Theo lời truyền miệng dân gian, pháo được cho nổ vào dịp năm mới để xua đuổi ma quỷ của năm cũ (vì người xưa đã tin rằng ma quỷ sợ tiếng động lớn) và chào đón năm mới. Pháo càng dài và lớn, nổ càng lâu, kêu càng to, cháy ra nhiều xác phác pháo và cháy hết thì càng được cho là điềm lành của năm mới. Một điều không thể thiếu trong lễ.
https://4rum.catsboard.com

Webmaster

[Mem] Webmaster
Webmaster Webmaster

Nam
.:.Thông tin.:.

Age : 30 Registration date : 20/01/2008 Tổng số bài gửi : 1124 Đến từ : Việt Nam Job/hobbies : Admin/ Blog, 4Rum Humor : Vui Tính, Dễ Chịu, Dễ Thương


Bài gửiTiêu đề: Phong Tục Tết VN Phong Tục Tết VN I_icon_minitimeSun Feb 03, 2008 12:23 pm
Tân niên

Sau giao thừa là đến Tân Niên - đón một năm mới. Có rất nhiều phong tục cần tuân thủ vào thời điểm này. Thứ nhất là phong tục xông đất (hay "đạp đất" của người miền Trung). Người Việt quan niệm rằng ngày đầu tiên của năm sẽ quyết định "số mạng" của cả năm: Do đó vị khách đầu tiên bước vào cửa cũng rất quan trọng. Đây phải là một người có đạo đức, vui tính, thành đạt, thông minh, sáng sủa..., để đảm bảo vận may sẽ đến cho cả gia đình người được xông đất.

Thứ hai, phải kể đến việc xuất hành du xuân. Cùng với các bà mẹ, nam thanh nữ tú thường thích đi ra đường đón xuân. Đích đến thường là các đình, chùa, miếu, điện... để cầu may và xin lộc. Hướng xuất phát cũng được chọn lựa khá kỹ từ nhiều phương án: Đông - Nam - Tây - Bắc. Người ta tin rằng việc cầu phúc cầu may đầu năm tại chùa chiền miếu mạo sẽ linh thiêng hơn, và nhiều người xin quẻ ở đây để đoán việc sẽ xảy ra trong năm. Đa số không quên bẻ lấy một cành cây trước cửa đình - cửa đền, để về nhà cắm trên bàn thờ cho đến hết Tết. Phong tục này gọi là hái lộc, tượng trưng cho việc đem lộc trời đất về nhà,

Thứ ba là phong tục thăm hỏi, chúc tết và lì xì. Bố mẹ chúc con cái học giỏi và thành đạt, con cái chúc bố mẹ mạnh khỏe sống lâu. Họ hàng chúc nhau an khang, bạn bè chúc nhau thịnh vượng. Tới mỗi nhà, người lớn thường cho tiền trẻ con trong những bao màu đỏ, gọi là mừng tuổi (hay lì xì ở trong Nam). Ngày xưa tiền phong bao thường là tiền lẻ, với ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm.

Thứ tư, những trí thức thường có phong tục khai bút đầu năm (nông dân thì khai canh, người buôn bán thì chọn ngày mở hàng đầu năm). Ngày mùng Một, người ta chọn lấy giờ tốt, mang giấy bút ra viết nhăng viết cuội vài chữ, rồi mới được đi chơi. Mọi người tin rằng như vậy thì công việc của mình sẽ trôi trảy trong năm mới.
https://4rum.catsboard.com


[Mem] Sponsored content

.:.Thông tin.:.


Bài gửiTiêu đề: Re: Phong Tục Tết VN Phong Tục Tết VN I_icon_minitime

Thông điệp:

--*--{Hãy cùng chia s? v?i b?n bè b?ng cách }--*--

Copy du?ng link du?i dây g?i d?n nick yahoo b?n bè!

Phong Tục Tết VN Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
..:: CAN Entertainment | 4Rum ::..  :: 

<< .VietNam Spirit To The World. >>

 :: 

<> Phong Tục _ Tập Quán <>

-

( »»--(¯`° Bản Quyền Của Forum Này Chỉ Thuộc Về CAN Entertainment °´¯)--»» )

Tất Cả Thời Gian Được Tính Theo GMT+7. Hôm nay: Sun May 12, 2024 9:44 am
Designed by Huynh Kim Thuy & Pham Thanh Tung.
Developed by Canner.
Copyright © 10/2008, Can Entertainment . All rights reserved.
Powered by: phpBB 2.0
Copyright © 2008-2009 Forumotion.Com

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất